31/1/09

VỤ PHÁT HIỆN MANG LỰU ĐẠN LÊN MÁY BAY: AI VI PHẠM?

.
Hình bên là cô Trần Thị Lệ Duyên (23 tuổi, trú tại 17 Lê Vĩnh Huy, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng).

Bức ảnh cho thấy cô Duyên khi làm việc với lực lượng An ninh sân bay cô đã khóc, khóe mắt sưng, gương mặt vẫn còn nét mếu máo, mắt mũi đều đỏ ké, chứng tỏ cô Duyên đang trong tình trạng lo lắng, sợ hãi khi cô bị phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật. Hình ảnh này phù hợp với nội dung các tờ báo loan tải trong ngày 29/1/2009 và 30/1/2009 là cô Duyên bị An ninh phát hiện mang theo quả lựu đạn khi lực lượng này soi chiếu hành lý của cô khi cô chuẩn bị lên máy bay .

Theo báo Tiền Phong ngày 29/1/2009 thì: "Khoảng 8 giờ ngày 29-1 an ninh sân bay Pleiku (Gia Lai) phát hiện một quả lựu đạn trong túi xách của hành khách Trần Thị Lệ Duyên (23 tuổi) trú tại Quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng khi chị Duyên làm thủ tục ra sân bay trên chuyến bay VN 343 từ Gia Lai về Đà Nẵng.";

Photobucket

Báo Tuổi Trẻ ngày 29/1/2009 viết: "Vào lúc 8g10 ngày 29-1 lực lượng an ninh sân bay Pleiku qua soi chiếu đã phát hiện một quả lựu đạn còn nguyên trong túi xách của hành khách Trần Thị Lệ Duyên (23 tuổi) trú tại 17 Lê Vĩnh Huy, Quận Hải Châu TP Đà Nẵng đi trên chuyến bay VN 343 từ Gia Lai về Đà Nẵng";

Photobucket

Báo Pháp Luật TP HCM ngày 29/1/2009 đăng lại bài của báo Tuổi Trẻ như sau: "Vào lúc 8 giờ 10 ngày 29/1 lực lượng an ninh sân bay Pleiku qua soi chiếu đã phát hiện một quả lựu đạn còn nguyên trong túi xách của hành khách Trần Thị Lệ Duyên (23 tuổi) trú tại 17 Lê Vĩnh Huy, Quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng đi trên chuyến bay VN 343 từ Gia Lai về Đà Nẵng.";
Photobucket

Báo Dân Trí ngày 29/1/2009 viết: "Lúc 8h10 ngày 29/1, Lực lượng An ninh sân bay Pleiku (Gia Lai) qua soi chiếu đã phát hiện một quả lựu đạn trong túi xách của nữ hành khách Trần Thị Lệ Duyên". Tôi đặc biệt nhấn mạnh tin này Dân Trí đăng lại từ nguồn Thông Tấn Xã Việt Nam chớ chẳng phải đùa đâu nhá!
Photobucket

Báo điện tử VnExpress ngày 30/1/2009 viết: "Sáng mùng 4 Tết, khi làm thủ tục cho hành khách từ sân bay Pleiku (Gia Lai) đi Đà Nẵng, lực lượng an ninh phát hiện trong hành lý của Duyên có một trái lựu đạn được gói trong hộp giấy. Vị hành khách này lập tức được cách ly, đưa về cơ quan công an để lấy lời khai.";

Photobucket

Báo Người Lao Động ngày 30/1/2009 viết: "Theo TTXVN, trước đó, Duyên lên Gia Lai thăm người yêu đang công tác tại Trung đoàn 38 đóng tại huyện Đắc Pơ. Trước khi về, Duyên được Nguyễn Thành Khoa- bạn của người yêu, gửi một ''món quà'' nhờ mang về địa chỉ 409 Núi Thành (Đà Nẵng). Do ''món quà'' của bạn người yêu được gói kín trong bao bì, nên Duyên tin tưởng và không hề kiểm tra.

Đến ngày 29-1, trong khi làm thủ tục cho chuyến bay VN 343 từ Gia Lai về Đà Nẵng, an ninh sân bay Pleiku đã phát hiện trong túi xách của Duyên có một quả lựu đạn nên đã tiến hành lập biên bản và bắt giữ Duyên giao cho cơ công an điều tra làm rõ sự việc. Sau đó vụ việc được chuyển qua Cơ quan điều tra hình sự khu vực 5 (Quân Khu 5)"; NLĐ cũng dẫn nguồn của Thông Tấn Xã Việt Nam.

Photobucket

Tuy nhiên, đến ngày 30/1/2009 thì báo PL TPHCM có bài viết tự mâu thuẫn với bài của mình trước đó (không đăng hình cô Duyên nữa, có lẽ báo PL TPHCM cũng tự thấy hình và bài viết "đá" nhau quá xá), các báo khác đều đồng loạt đăng lại bài của báo Pháp Luật TPHCM, nội dung dẫn nguyên văn lời ông Thượng tá Phạm Ngọc Khoa, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an rằng: "Theo thông tin ban đầu, cô Duyên nhận thấy gói quà hơi khác thường nên đã chủ động báo cho lực lượng an ninh sân bay Pleiku kiểm tra, phát hiện có lựu đạn trong đó. Theo quan điểm cá nhân tôi, cô Duyên là người chủ động khai báo nên không bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính. Còn người gửi trái lựu đạn đó tùy theo mục đích mà xử lý, nếu mục đích nhằm giết người thì sẽ bị khởi tố”.

Photobucket

Riêng báo Thanh Niên ngày 31/1/2009 vẫn bảo vệ quan điểm ban đầu của mình: "Theo lời chị D., vật nói trên được bạn của người yêu chị (công tác tại một đơn vị thuộc Quân khu 5, đóng ở Gia Lai) gói trong hộp quà, nhờ chị đem về Đà Nẵng. Khi chị D. làm thủ tục tại sân bay thì bị lực lượng an ninh phát hiện".

Photobucket

Vậy là sự việc đã quay ngoắt theo một hướng khác, từ "bị lực lượng An ninh soi chiếu phát hiện" sang "chủ động báo cho lực lượng an ninh" (Cái sự "chủ động báo" này có thể được tặng Giấy khen hay Bằng khen nữa à nhe!).

Năm ngoái, có 3 vị khách (ở Sài Gòn) chỉ nói đùa có bom trên máy bay đã bị phạt 50 triệu đồng và bị cấm bay.

Sau khi đọc tất cả bản tin trên thì tôi có nhận xét:

Các tờ báo nói trên, đặc biệt là báo Thanh Niên và báo Tuổi Trẻ, nếu chưa kịp "học thuộc" "bài học đăng tin trung thực, chính xác" của hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải vừa rồi, nay lại "tái phạm" thì coi chừng các tờ báo đã đăng tin về cô Duyên ngày 29/1 và 30/1 (kể cả Thông Tấn xã Việt Nam) sẽ được "dạy cho bài học thứ 2" giống như hai nhà báo Chiến, Hải và 2 ông Tổng Biên tập Nguyễn Công Khế, Lê Hoàng; hoặc là người dân biết việc chỉ có thể ngước mặt lên Trời mà kêu rằng: "Than ôi! Phong hóa suy đồi!" (bắt chước cụ Vũ Trọng Phụng), có một vụ "chạy tội", "chạy dư luận" đã "thành công tốt đẹp".

Tạ Phong Tần

.

30/1/09

CHÂN DUNG PHÁI TOÀN LƯNG

.
"Quần hùng thiên hạ" đều biết các bang phái nổi đình nổi đám lừng lẫy chốn "giang hồ" ở bên Tàu là: Thiếu Lâm, Không Động, Thái Sơn, Nga Mi, Toàn Chưn. Tết Kỷ Sửu này, tại hạ phát hiện ngay trung tâm Sài Gòn có một phái mới xuất hiện và có vẻ đang phát triển rầm rộ, đệ tử rất đông đảo nhằm mục đích tranh một "ghế" trong Võ Lâm Ngũ Bá, đó là phái Toàn Lưng.

Mời chư vị bằng hữu xem chân dung Giáo chủ, Phó Giáo chủ và các đệ tử phái Toàn Lưng dưới đây:

Tạ Phong Tần

29/1/09

XIN CHO TÔI ĐỪNG GẶP NGƯỜI NHẬT

.

Khi nói về những thanh niên Việt Nam đi làm thuê ở Nhật (được các quan chức có trách nhiệm đặt cho tên gọi một các mỹ miều là “tu nghiệp sinh”), ông Tanaka Masao- Cảnh sát viên Nhật Bản phát biểu với báo chí: “Tôi không thể tưởng tượng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4.000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”.

Báo Yomiuri Shimbun (Tokyo) ngày Chủ Nhật (25/1/2009) cho hay: Phi công Ðặng Xuân Hợp- người bị cảnh sát Nhật bắt về tội chuyển hàng ăn cắp về Việt Nam trên các chuyến bay của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines, đã thú nhận với Cảnh sát Nhật một sự thật ô nhục là: “Tất cả các đồng nghiệp của tôi đều cũng làm như tôi.”.

Những người mà ông Tanaka Masao đề cập là những người lao động nghèo buộc phải “tha hương cầu thực” cam chịu bị làm nhục như nô lệ để bán sức lao động một cách rẻ mạt, còn nghề hàng không ở Việt Nam được xem là “nghề sang trọng”, “quý tộc” không phải ai cũng có điều kiện làm, họ không “đói” như các “nô lệ ở xứ người” theo cách nói của ông Tanaka Masao.

Theo các nguồn tin không chính thức lan truyền trên mạng Internet thì “muốn làm tiếp viên trên các chuyến bay Quốc tế, không ít các tiếp viên đã mất hàng chục ngàn USD” hoặc phải có chú Ba, bác Bảy, cô Tư gì đó “gởi gắm”. Khách hàng của Vietnam Airlines phàn nàn rằng “lương cuả chiêu đãi viên Việt Nam rất cao so với mức chung và dĩ nhiên lương phi công còn cao hơn thế nhiều. Thế mà họ không chăm chỉ, nhiệt tình”. Như vậy, các nhân viên Vietnam Airlines không phải có đời sống thiếu thốn so với mặt bằng công nhân lao động ở các nhà máy, phân xưởng ở Việt Nam. Họ có tiền nhiều để “chạy” cho mình một công việc được coi là “thơm thảo”, họ có mức lương cao tuy không thể làm giàu nhưng cũng đủ cho một cuộc sống sung túc hơn người, họ không bị cái đói thúc bách, giày vò; nhưng họ vẫn tham gia vào một tổ chức tội phạm ăn cắp. Tôi nhớ lại, trong tất cả những vụ án tham nhũng đã bị phanh phui từ trước đến nay, thì những kẻ càng giữ chức vụ to, càng giàu có thì ăn cắp của công, nhận hối lộ càng nhiều, tức những kẻ làm nhục danh dự quốc gia đều là những kẻ lắm tiền, động cơ phạm tội của họ không có lý do gì “thông cảm” được.

Ở một vụ án nổi đình nổi đám khác, khi phía Nhật đã đem công dân nước họ ra Tòa xử từ lâu vì tội đưa hối lộ cho quan chức Việt Nam trong các dự án ODA thì phía Việt Nam vẫn “lờ đờ như lục bình trôi sông”. Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng hệ thống tư pháp Nhật điều tra, xét xử xập xệ, đã xử tù oan cho công dân Nhật? Trong mắt người Nhật, họ nghĩ gì về người Việt Nam? Ông Mitsuo Sabaka -Đại sứ Nhật tại Việt Nam đã trả lời bằng hành động rằng Nhật tạm ngừng mọi dự án ODA mới có lãi suất ưu đãi cho Việt Nam tới khi có kết luận cuối cùng về nghi án hối lộ của Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI).

Là công dân Việt Nam, tôi cảm thấy nhục nhã khi nhiệm vụ chống tham nhũng trong phạm vi nước Việt Nam phải là của người Việt Nam, nhưng người Việt Nam không làm được, khiến cho người Nhật “ngứa mắt ngứa mũi” phải thò tay thò chân vào can thiệp bằng biện pháp “cắt nguồn tài chính” nhằm đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có quyết định dứt khoát, cứng rắn; tôi càng thấy nhục hơn khi nước tôi bị bọn “thối nát, giãy chết” “dứt sữa” đột ngột mà có người còn hí hửng khoe rằng: “Hội nghị lần này thành công”, chẳng khác nào nói rằng: “May quá, nó vẫn còn chừa cho ta cái quần tà lỏn 5 tỷ!”.

Là công dân Việt Nam, lại đang sống trên đất nước Việt Nam, tôi không thể cầu mong những người Nhật đến Việt Nam nhìn thấy tôi mà tưởng nhầm tôi là người Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan…; nên tôi chỉ còn cách cầu mong ơn trên cho tôi ra đường đừng gặp bất cứ một người Nhật nào để tôi không phải nhục nhã cúi đầu trước họ.

Tạ Phong Tần

____________

Nguyên văn bản tin tiếng Anh của tờ Yomiuri Shimbun

Vietnam Airlines crew allegedly smuggled goods into, out of Japan

The Yomiuri Shimbun

Several crew members of Vietnam Airlines are suspected to have been involved in a large-scale operation to smuggle articles stolen in Japan out of the country and smuggle foodstuffs into the country in large numbers of suitcases and cardboard boxes brought on their flights from Vietnam, according to police sources.

Dang Xuan Hop, a 33-year-old Vietnam Airlines copilot, was arrested in December on suspicion of attempting to take to Vietnam items stolen by Vietnamese crime groups in Japan. Prosecutors indicted him on charges of transporting stolen goods on Jan. 7.

A special investigation headquarters comprising 14 officers from the Yamaguchi, Saitama and Hyogo prefectural police forces has been investigating the case in an effort to grasp the whole picture of the alleged smuggling, suspecting that Dang was involved in an organized crime in which flight crew put in their luggage items stolen in Japan for resale in Vietnam.

According to police investigators, pilots and crew members of Vietnam Airlines had been bringing unusually large quantities of baggage each time they arrived in Japan, telling customs inspectors that the suitcases and cardboard boxes contained "souvenirs."

The police believe they brought in foodstuffs such as frozen eel in their baggage from Vietnam and took out massive amounts of Japanese cosmetics when they flew back to Vietnam. When crew members told customs officials that the items were for their own use or that they were souvenirs for their family and friends, the officials were obliged to let them go, according to sources.

According to the police, Dang has admitted receiving money for transporting stolen items from Japan to Vietnam. He was quoted by the police as saying, "All my colleagues were doing the same thing."

The special investigation headquarters believes other crew members were paid to bring items into and out of Japan regularly. An official of Narita Airport said, "Vietnam Airlines crew members take much more luggage with them than those from other airlines [when they enter Japan], even for short stays."

(Jan. 25, 2009)

.

28/1/09

KHÔI HÀI TREO CỜ

.
Kiểu này được tui "bình chọn" là "đặc biệt ấn tượng nhất": Có tính "văng hóa rân tộc" gợi nhớ câu ca dao: "Lá xanh cành đỏ hoa vàng/ Là đà mặt đất đố chàng giống chi?"


Người dân Sài Gòn treo cờ ngày Tết Kỷ Sửu. Ở đây tui chỉ mới sơ qua vài con đường mà chụp ảnh đến mõi tay vẫn chưa hết các kiểu treo cờ đầy "ấn tượng", nếu các bạn có dịp đi hết các con đường bảo đảm các bạn sẽ còn bắt gặp nhiều kiểu "đặc biệt ấn tượng" hơn. Dưới đây là một vài kiểu tiêu biểu:

Kiểu "Núp lùm": E thẹn núp sau lùm cây, chen chúc trong chậu kiểng hay dưới các tấm panô quảng cáo


Photobucket

.
Photobucket
Đố thấy cờ treo chổ nào?
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.

Kiểu "Khiêm tốn":


Photobucket

.
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
"Nghe đồn" chủ nhà này là cán bộ Công an
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.

Kiểu "tiến công": (Chỉa mũi nhọn về phía "kẻ thù" vô hình)


Photobucket

.

Kiểu "Dựa bóng tùng quân":
Photobucket

.

Kiểu "Giẻ lau nhà": (Giẻ lau có phần trắng trẻo sạch sẽ hơn)


Photobucket

.
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
.
Tạ Phong Tần
_______________

Xem thêm:

Các kiểu treo cờ kinh dị Tết Mậu Tý (2008)
.

26/1/09

TẾT VÀ NGƯỜI NHÀ QUÊ

.
Sáng mùng Một Tết Kỷ Sửu, tôi cưỡi "con ngựa sắt" phi về huyện Trảng Bàng, Tây Ninh.

Cách Sài Gòn chỉ khoảng 50km thôi nhưng ở xóm quê này tôi không hề cảm thấy không khí Tết. Những ngôi nhà tôi trông thấy dù mái ngói, mái tranh hay mái rạ đều có đặc điểm giống nhau là thấp tè và chúng im lìm núp sau hàng cây xanh đang phơi mình dưới cái nắng gay gắt, chói chang. Đường quê vắng bóng người qua lại, không hiểu sao một tiếng chó sủa, một tiếng gà gáy ban trưa cũng không có.

Niềm vui của trẻ con là đùa với con chó cưng ngoài sân. Còn tôi thì đứng dưới gốc cây... chờ mít rụng!




Photobucket
.
Photobucket
.
Photobucket
Vách của ngôi nhà này được làm bằng đất trộn rơm
.
Photobucket
Đùa với con chó cưng

Photobucket
Cây mít già này từ trên xuống dưới có rất nhiều trái nhưng chưa ăn được

Tạ Phong Tần
.
.

25/1/09

“TIN BUỒN” ĐẦU NĂM KỶ SỬU CHO QUAN GIÁO DỤC

.

“Tin buồn” này không liên quan đến tui, cũng như không liên quan đến những “bằng hữu giang hồ tứ hải” của tui, cũng không liên quan đến quý vị “quần chúng thấp kém”. Do đó, chúng ta cứ yên tâm ăn Tết Kỷ Sửu vui vẻ, đội 2 cái sừng trâu giả bằng nhựa dạ quang (bán đầy đường) sáng chấp chới trên đầu mà chạy đi chơi đêm thoải mái.

“Tin buồn” này chỉ liên quan đến một số quan đang giữ chức vụ Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo nước ta mà thôi.

Số là ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, vừa ký quyết định ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT với các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, hiểu biết, trình độ và một số điều kiện về độ tuổi, sức khỏe. Trong đó có tiêu chuẩn: “phải biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng và đạt trình độ C trở lên”, “biết sử dụng máy tính và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.”.

Chà, chỉ riêng cái khoản “phải biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng và đạt trình độ C trở lên” thì tui thấy ngay tại thành phố to đùng nhất nước Sài Gòn đây đã có vị Tết Kỷ Sửu năm nay nhậu không ngon miệng rồi. Sở dĩ tui dám nói như thế vì tui thấy có quan nọ tiếng mẹ đẻ mà “ăn không nên đọi, nói không nên hồn”, nói tiếng Việt mà lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, mâu thuẫn lung tung- một biểu hiện cho thấy thần kinh có phần hơi “bị gì đó” (tạm hỉu là “không được bình thường” đi); tiếng mẹ đẽ vậy nói gì đến ngoại ngữ không phải tiếng mẹ đẻ làm sao mà thông thạo cho được.

Còn phần “biết sử dụng máy tính và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.” thì miễn bàn, không nói ra nhưng ai cũng biết.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, các quan giáo dục đừng nghe “hù” như vậy rồi buồn thiệt, tình hình cũng chưa đến nỗi bi đát lắm đâu, có thể nói nghe rất “gay cấn” nhưng khi làm thì “hì… hì…”. Bằng chứng là từ ngày Tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhậm chức, ông đã phát động nhiều phong trào chống tiêu cực “hai không”, “ba không”, “bốn không” gì đó (nhiều quá nhớ hết nỗi) mà không “tiêu diệt” hết tiêu cực, ngược lại tiêu cực ngày càng “liên tục phát triển”, dạy thêm học thêm không còn là “vấn nạn” một cách đơn giản, lẻ tẻ nữa mà đã “nâng cấp” thành “vấn nạn quốc gia” rồi; người nào "lỡ dại" nghe lời ông Nhân hăng hái “chống” thì te tua tơi tả, “được phép” “chuyển hóa” từ giáo viên chuyên môn giỏi sang giữ chức vụ “gác cổng”, đã vậy còn xém bị “thanh toán đẹp” nữa, ai không tìn cứ tìm đọc câu chuyện về thầy giáo Đỗ Việt Khoa thì biết.

Cách đây mấy trăm năm, cụ Nguyễn Khuyến đã viết: “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ/ Đời trước làm quan cũng thế a!”. Thật bái phục cặp mắt xanh nhìn xa trông rộng của cụ. Đời nào cũng vậy, có tiền việc ấy là xong tất ngay mà!

Tạ Phong Tần
_______

Xem thêm:
Chuyện khôi hài ở Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM

.

22/1/09

PHÌNH PHƯỜNG THUI !

.
Để phản ứng lại những thông tin tùm lum mấy ngày qua trên mạng, chị Nguyễn Thị Huyền Trang (vợ anh Phạm Văn Trội) và chị Nguyễn Thị Nga (vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa) đã thể hiện ý chí của mình như thế này: